Hướng dẫn, giám sát quy trình xử lý cứu hộ tai nạn thang máy

Thang máy đã trở thành công cụ di chuyển tại hầu hết các tòa nhà cao tầng, là một thiết bị điện tử nên không thể tránh khỏi những sai sót có thể xảy ra. Vì vậy, công tác xử lý cứu nạn cứu hộ là rất cần thiết đối với nhân viên quản lý, nhất là tại nơi có mật nộ dân cư cao như chung cư.

Hậu hết người khi bị sự cố thang máy đều có tâm lý hoảng loạn bất an, nên điều trước tiên mà bộ phận tiếp nhận thông tin cần làm là trấn an tinh thần người bị nạn. Sau đó nhanh chóng di chuyển đến địa điểm cần cứu hộ đồng thời liên hệ với các bộ phận liên quan phối hợp hành động.

Công tác chuẩn bị cho cứu hộ bao gồm những vật dụng cầm tay như đèn pin, bộ đàm, chìa khóa hộp thang máy… cần luôn được trạng bị nhanh nhất trong mọi trường hợp.

Sau khi xác định vị trí cabin nơi người gặp nạn, các bộ phận phối hợp tiến hành giải cứ trong từng trường hợp cụ thể:

  1. Cabin dừng ở vị trí bằng tầng

Dùng chìa khóa mở cửa tầng và cửa cabin giúp hỗ trợ người bên trong cabin ra ngoài an toàn.

2. Cabin dừng ở giữa tầng

Đội cứu hộ sẽ cần có 2 người: 1 người sẽ thao tác trên phòng máy đưa cabin về tầng gần nhất bằng cách: Nhân viên kỹ thuật sẽ lắp tay quay, tay đòn vào vị trí được quy định trên động cơ. Sau đó bắt đầu nhã phanh cho thang di chuyển và quan sát vạch sơn bằng tầng trên cáp. Khi thang bằng tầng người trên phòng máy thông báo cho người còn lại mở cửa thang và cửa cabin giúp khách hàng ra ngoài.

3. Cabin không di chuyển do bị kẹt thang

Trường hợp này cần tháo dỡ toàn bộ tải trên nóc cabin xuống. Thông báo cho hành khách “thang không thể di chuyển”, hành khách cần bình tĩnh đợi đội cứu hộ. Sau đó, mở cửa cabin ở tầng gần nhất phía trên buồng thang máy và mở nóc thoát hiểm, dùng thang xếp để đưa người ra ngoài.

Khi xử lý được tất cả các tình huống trên nhân viên kỹ thuật cần kiểm tra lại và reset lại thang máy một lần nữa để thang máy trở lại hoạt động bình thường.